Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút trên 1,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vượt kế hoạch đặt ra cho cả năm 2012.
Dưới góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài môi trường thuận lợi thì tiềm năng và lợi thế của Bình Dương, đặc biệt là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng đô thị để nhanh chóng đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020 đã thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài.
Quận trung tâm thành phố mới Bình Dương
quy mô 1.000 ha với hạ tầng hoàn chỉnh, các hạng mục dự án nhà ở đã và
đang tiếp tục đón dân cư. Tính đến thời điểm này, các công trình trọng
điểm phục vụ cộng đồng đều đã đi vào hoạt động, như: Công viên hồ sinh
thái rộng 120 ha, đài nhạc nước Cổng Trời, trung tâm hội nghị Lucky
Square, chợ, siêu thị, trung tâm thể thao đa năng, trường học quốc tế từ
cấp mầm non đến đại học. Bên cạnh đó, công trình tòa tháp đôi trung tâm
hành chính – chính trị của tỉnh đã hoàn thiện đến tầng thứ 8 và sẽ
chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014.
Cũng giống như quận 1 (TP.HCM), nơi tập trung các trung tâm thương
mại hạng sang, cao ốc văn phòng, các công ty đa quốc gia, chuỗi ngân
hàng, khách sạn sang trọng, quận trung tâm thành phố mới Bình Dương hứa
hẹn sẽ nhộn nhịp, năng động và thu hút các hoạt động kinh doanh thương
mại – dịch vụ (TMDV), phục vụ nhu cầu ngày càng cao của 25.000 cư dân và
hơn 40.000 người đến làm việc.
Cơ hội đầu tư, sinh lợi mới
Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp
(KCN) với hơn 16.000 chuyên gia trong và ngoài nước đang làm việc tại
các doanh nghiệp và hơn hàng chục vạn lao động nhập cư khác. Do vậy, nhu
cầu nhà ở, sinh hoạt, giải trí, y tế, giáo dục được đặt ra và cần phải
giải quyết nhanh chóng.
Theo nhận định của các nhà đầu tư, thành công về kinh tế của Bình
Dương đã tạo nên nguồn cầu rất lớn trong lĩnh vực phát triển bất động
sản, nhất là về mảng kinh doanh – thương mại.
Thêm vào đó, tỉnh còn là cửa ngõ quan trọng, là vị trí chiến lược kết
nối các tỉnh miền Đông Nam bộ, khu vực Tây nguyên và kế cận TP.HCM –
trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước nên nơi đây sẽ là “hạt nhân” quan
trọng trong sự phát triển kinh tế vùng.
Đón đầu cơ hội kinh doanh TMDV tại Thành phố mới Bình Dương
đang là xu hướng mới, mang lại cho nhà đầu tư khả năng sinh lợi cao.
Chính vì vậy, ông Lý Lương Kỳ (quận 5, TP.HCM) đã quyết định mua một căn
nhà tại Đông Đô Đại Phố với ý định kinh doanh cửa tiệm ăn uống mà theo
ông là vì nhận thấy nguồn cầu quá lớn để phục vụ giới chuyên gia, đặc
biệt là người Á Đông đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của các KCN, trường học quốc tế, công
ty liên doanh càng cho thấy nhu cầu quá lớn về TMDV để phục vụ cho một
bộ phận không nhỏ các chuyên gia, giảng viên nước ngoài, sinh viên và
người lao động nhập cư.
Từ đó, tạo ra cơ hội kinh doanh và cho thuê mặt bằng trong các ngành
nghề, như: Vật liệu xây dựng, kim hoàn, văn phòng, nhà hàng ăn uống,
khách sạn, ngân hàng, hoạt động giải trí khác… Khái niệm “bất động sản
khai thác” chính thức được hình thành tại thành phố mới Bình Dương khi mà các hoạt động thuê và cho thuê đang rất nhộn nhịp, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà đầu tư.
Tại đây, với vị trí thuận lợi, nằm trên những trục đường trung tâm,
các căn hộ cao cấp, nhà phố thương mại đã mang lại cơ hội “kinh doanh
vàng” cho chủ sở hữu. Đơn cử, shop kinh doanh thương mại thượng hạng,
tọa lạc tại khu căn hộ cao cấp IJC Aroma được giới đầu tư đánh giá cao
nhờ vị trí tiềm năng, đắc địa. Hiện giá cho thuê căn hộ tại thành phố
mới Bình Dương trung bình từ 600 – 800 USD/căn, nhà phố từ 700 – 1.200
USD/căn.
Có thể nói, thị trường Ban dat binh duong, Dự án Mỹ Phước 3
không chỉ đơn thuần là những dự án nhằm phục vụ nhu cầu nhà ở, mà còn
là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sầm uất của một trung tâm kinh
tế – văn hóa – chính trị hiện đại bậc nhất trong tương lai của khu vực.
Theo: Binhduong.gov.vn